Categories: Blog

Biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?


Cho tôi hỏi: Biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? Vùng biển Việt Nam bao gồm những vùng nào? Câu hỏi của anh Huy ở Long An.

Biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?

Hiện nay biển đông tiếp giáp với 09 quốc gia sau:

(1) Việt Nam

(2) Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan).

(3) Philippines

(4) Indonesia

(5) Brunei

(6) Malaysia

(7) Singapore

(8) Thái Lan

(9) Campuchia

Trong đó, Việt Nam có đường bờ biển dài nhất tiếp giáp với Biển Đông, với chiều dài hơn 3.260 km.

Biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? Vùng biển Việt Nam bao gồm những vùng nào?Biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? Vùng biển Việt Nam bao gồm những vùng nào?

Biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia? Vùng biển Việt Nam bao gồm những vùng nào? (Hình từ Internet)

Vùng biển Việt Nam bao gồm những vùng nào?

Tại Điều 3 Luật Biển Việt Nam 2012 có quy định về vùng biển Việt Nam như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

2. Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Như vậy, vùng biển Việt Nam bao gồm:

– Nội thủy;

– Lãnh hải;

– Vùng tiếp giáp lãnh hải;

– Vùng đặc quyền kinh tế;

– Thềm lục địa.

05 vùng trên thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Thềm lục địa được xác định là vùng nào?

Tại Điều 17 Luật Biển Việt Nam 2012 có quy định thềm lục địa được xác định như sau:

Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.

Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện theo chính sách nào?

Tại Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012 có quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển như sau:

– Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

– Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.

– Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.

– Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

– Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.

– Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

Trân trọng!

tasteofthemoon

Share
Published by
tasteofthemoon

Recent Posts

Play down là gì – VietJack.com

Dưới đây là bài viết về chủ đề "play down là gì" theo yêu cầu…

3 ngày ago

Bột nặn Play-Doh có an toàn không? Top 5 …

Dưới đây là bài viết được viết lại theo yêu cầu của bạn: Play dough…

3 ngày ago

Bột nặn Play-Doh có an toàn không? Top 5 …

Dưới đây là bài viết được viết lại theo yêu cầu của bạn: Play-Doh là…

3 ngày ago

chơi bẩn Tiếng Anh là gì – english – DOL Dictionary

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe đến cụm từ "chơi bẩn" hay…

3 ngày ago

Phép dịch “play dead” thành Tiếng Việt

Dưới đây là bài viết được viết lại theo yêu cầu của bạn: Play dead…

3 ngày ago

Hướng dẫn cách dùng động từ Play khi nói về thể thao

Dưới đây là bài viết được viết lại theo yêu cầu của bạn: Play cycling…

3 ngày ago