Categories: Blog

Giả trân

Giả trân nghe qua có vẻ là một từ có gốc tiếng Hán, nhưng thực tế nó không có trong tiếng Hán. Đây là một từ ghép, bao gồm: Giả, tức là giả dối, không thật, không đúng sự thật; Trân, tức là lộ ra, trơ ra, không có vỏ bọc, không biết xấu hổ.

Cụm từ giả trân hàm ý một chủ thể ai/cái gì/hành động hay sự việc nào đó không có thật nhưng lại được cố tình làm cho giống thật một cách hết sức lộ liễu, dễ bị phát hiện, trơ trẽn, khiên cưỡng. Ví dụ như nụ cười giả trân, giọt nước mắt giả trân, câu trả lời giả trân, nét diễn giả trân, gương mặt giả trân, biểu cảm giả trân, hoặc thậm chí là con người giả trân.

Dễ dàng nhận thấy từ này cũng thường gắn liền với cảm xúc không hài lòng của người nói về chủ thể đang giả trân.

Rất dễ gặp những cụm từ như vậy trên mạng xã hội, đặc biệt là trong các comment về một ai đó, một sự việc/tình huống nào đó, một sản phẩm nào đó. Kiểu như chê diễn xuất của một diễn viên trong một bộ phim hay một ngôi sao trong một chương trình truyền hình nào đó.

Đặc biệt là trong các clip diễn ngắn lan tràn trên TikTok hay trước thái độ của một chàng trai/cô gái hot Tiktoker nào đó dù làm một việc có vẻ sai lè lè nhưng lại xin lỗi hoặc tỏ vẻ ngu ngơ “hết sức giả trân“.

Mẹ đẻ của cụm từ “giả trân” được cho là xuất phát từ kênh TikTok của nữ CEO Hà Bang Chủ qua một clip ngắn vào năm 2020. Nội dung clip kể về một anh shipper đi giao hàng nhưng tới muộn nên bị khách bùng hàng và phũ phàng đuổi đi. Shipper tội nghiệp sau đó giúp một người phụ nữ trung niên bị ngất và gọi điện thoại cho con gái của người này. Tuy nhiên, cô gái này lại chính là vị khách vừa bùng hàng khi nãy. Cô gái trẻ lúc này tự tay tát mình và nói xin lỗi mẹ, xin lỗi người giao hàng. Tuy nhiên hành động mang tính diễn, giả tạo chứ không phải với ý nghĩa hối lỗi thực sự.

Ngược lại với “giả trân” là “không hề giả trân“, tức là một nét diễn mà người xem biết thừa là giả, nhưng lại giống thật hoặc đôi khi đáng yêu và mang tính giải trí đến nỗi khiến người ta có thể bật cười, cảm thấy vui vẻ thay vì chán ghét.

Thậm chí, trên mạng còn có cả những group có tên là Hội Những Người Giả Trân với vô số tình huống vừa tức vừa buồn cười, vừa dễ gây war, lại vừa có thể mang đến sự hài hước dễ thương, tuỳ theo cảm nhận của từng người.

Bạn có thể search để tham gia nếu cảm thấy có chút tò mò và thú vị.

Bảng So Sánh Giữa Giả Trân và Không Hề Giả Trân

Đặc Tính Giả Trân Không Hề Giả Trân
Hành Động Giả tạo, trơ trẽn Giả nhưng giống thật
Cảm Xúc Không hài lòng Vui vẻ, giải trí
Mục Đích Che giấu sự thật Mang lại niềm vui
Phản Hồi Chê bai, phê phán Cười, thích thú

Ví Dụ Cụ Thể

  • Giả Trân: Một diễn viên cố gắng diễn một cảnh buồn nhưng không thành công, khiến khán giả thấy rõ sự giả tạo.
  • Không Hề Giả Trân: Một diễn viên diễn một cảnh hài hước dù rõ ràng là giả nhưng vẫn khiến khán giả cười.

Tình Huống Phổ Biến

  • Trên mạng xã hội: Comment chê bai hoặc hài lòng về các clip ngắn.
  • Trong cuộc sống hàng ngày: Gặp những người có hành vi giả trân hoặc không hề giả trân.

Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cụm từ giả trân và cách nó được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

tasteofthemoon

Share
Published by
tasteofthemoon

Recent Posts

test 134

test 134

57 phút ago

3123123

fasbcvc

4 giờ ago

test bài 2

test bài 1

5 giờ ago

test bài 1

312312321

5 giờ ago

3232

3232

5 giờ ago

3232

3232

5 giờ ago