Categories: Blog

Nghề Stylist Là Gì? Cần Gì Để Trở Thành …

Trong những năm gần đây, ngành thời trang ngày càng được nhiều bạn trẻ yêu thích lựa chọn. Bởi nhu cầu của con người đối với việc mặc đẹp, cùng các tiêu chí kéo theo được đặt ra đối với trang phục được chú trọng hơn. Vì thế nên sự xuất hiện của nghề stylist là cần thiết để thổi hồn vào những bộ trang phục. Vậy bạn đã biết nghề stylist là gì chưa? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé!

Nghề stylist là gì?

Nghề stylist được biết đến là công việc đảm nhận trách nhiệm trong vấn đề tạo dựng nên phong cách thời trang cho người khác.

“Nghề stylist là công việc tư vấn hoặc sáng tạo ra những phong cách thời trang nhờ vào việc khéo léo kết hợp các trang phục, phụ kiện.”

Thường khách hàng của stylist sẽ là ca sĩ, diễn viên, người mẫu hoặc doanh nhân… Stylist sẽ tư vấn trực tiếp cho khách giúp học chọn kiểu tóc, trang phục, cách trang điểm để phù hợp với từng hoàn cảnh mà họ tham gia. Stylist là nghề thổi hồn cho trang phục mang đến phong cách riêng cho từng người. Vì thế họ là những người rất am hiểu các kiến thức và quy tắc về thời trang. 

Công việc của người làm nghề stylist là gì?

  • Chọn trang phục cho các khách hàng là gười mẫu, diễn viên, nhạc sĩ và những cá nhân khác xuất hiện trong các buổi chụp hình cho tạp chí, trong video ca nhạc hoặc trên các chương trình truyền hình hoặc phim;
  • Làm việc với các nhà tạo mẫu khác như nghệ sĩ trang điểm và làm tóc để tạo chủ đề và phong cách, đồng thời đảm bảo trang phục có phong cách và phù hợp với chủ đề được thiết kế;
  • Làm việc với các nhà thiết kế để có thể mua hoặc mượn quần áo để mặc trong các sự kiện;
  • Tháp tùng với khách hàng đến các cửa hàng mua sắm và các sự kiện khác nhau;
  • Xem các kênh thời trang và tiến hành nghiên cứu trực tuyến để đảm bảo được cập nhật những thay đổi mới nhất về màu sắc và kiểu dáng.

Cơ hội nghề nghiệp của nghề stylist

Ngành thời trang, giải trí luôn là một ngành nghề sôi động và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Có thể thấy các sự kiện, những buổi chụp hình catalogue, bìa tạp chí… ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, những người mẫu, diễn viên, ca sĩ… cần có stylist đồng hành trong các buổi sự kiện đó. Vậy nên cơ hội việc làm của cho stylist luôn rộng mở cùng mức lương hấp dẫn tùy vào mức độ hài lòng và uy tín của bạn.

Vậy các lựa chọn việc làm trong nghề stylist là gì?

Stylist làm việc tại các tòa soạn (Editorial Fashion Stylist)

Họ sẽ lên ý tưởng về trang phục và chịu trách nhiệm sản xuất hình ảnh cho các ấn phẩm thời trang.

Stylist thương mại (Commercial Stylist)

Đây là công việc thường gắn liền với những dự án TVC quảng cáo, Promotion Plans… Địa điểm làm việc của Commercial Stylist thường là tại đài truyền hình, phim trường… kết hợp với các agency. Công việc này đòi hỏi phải có tính trách nhiệm cao. Mức lương của Stylist thương mại ổn định và tương xứng với trách nhiệm. 

Stylist cá nhân (Personal Stylist)

 Họ sẽ làm việc độc lập để tư vấn và định hình phong cách thời trang cho một cá nhân. Personal stylist đòi hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm trong nghề. Mức lương của stylist cá nhân sẽ phụ thuộc vào mức độ hài lòng của khách hàng. Tệp khách hàng của họ thường là những người nổi tiếng.

Stylist thời trang (Fashion Stylist)

Nhiệm vụ của fashion stylist là lên ý tưởng về bộ trang phục cho khách hàng hoặc đối tác của tạp chí. Họ sẽ làm việc trực tiếp với Giám đốc hình ảnh, chuyên gia hàng đầu về ngành thời trang, nhiếp ảnh gia… Nhưng thường thì fashion stylist sẽ làm việc với các tòa tạp chí để hỗ trợ trong việc sản xuất hình ảnh. 

Nhà tạo mẫu tóc (Hair Stylist) là những chuyên gia chuyên tạo kiểu tóc và chăm sóc tóc. Các trách nhiệm của nhà tạo mẫu tóc bao gồm làm sạch và cắt tóc, tư vấn chăm sóc tóc và tạo kiểu tóc, đồng thời giới thiệu các sản phẩm tạo kiểu tóc…

Góc khuất của nghề stylist

Tốc độ đào thải cao

Yếu tố quan trọng để stylist tồn tại được trong lĩnh vực thời trang đầy khắc nghiệt đó là phải có tính sáng tạo và liên tục cập nhật xu hướng nhanh chóng. Nếu không bắt kịp xu hướng và đảm bảo các yếu tố: thẩm mỹ và sáng tạo sẽ dễ dàng bị đào thải bởi những xu hướng mới đang thịnh hành. 

Áp lực làm việc với người nổi tiếng

Thường thì các stylist sẽ đến cùng người nổi tiếng, các KOL, Influencer hay nghệ sĩ tới các sự kiện, những buổi tiệc… để lên ý tưởng và chỉnh trang phục cho họ. Càng nổi tiếng và càng được săn đón thì họ lại càng có yêu cầu cao và khó tính hơn về stylist. Nếu bộ trang phục của người nổi tiếng không phù hợp hoặc rơi vào danh sách thảm họa thời trang thì lúc này stylist sẽ là người hứng chịu áp lực từ các người nổi tiếng và dư luận. 

Vấn đề trang phục

Những bộ trang phục mà stylist sử dụng cho người mẫu thường được mượn từ các thương hiệu và phải cam kết bảo quản tuyệt đối. Nếu có sự cố xảy ra thì việc bồi thường sẽ không hề nhỏ. 

Muốn làm stylist nên học ngành gì?

Ở Việt Nam không có bất cứ một trường đại học hay cao đẳng nào đào tạo chính quy nghề stylist. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể theo đuổi một số ngành có liên quan đến thời trang, thiết kế đồ họa hoặc các ngành liên quan đến lĩnh vực mỹ thuật. Những ngành này sẽ giúp bạn nắm bắt được những kiến thức cơ bản về đường, khối trong thời trang, cách phối màu và rèn luyện tư duy thẩm mỹ. Nắm được những quy tắc cơ bản trong thời trang sẽ giúp bạn có đủ nền tảng và khả năng để điều phối, sắp xếp bố cục hình ảnh… một cách hợp lý và bắt mắt.

Các yếu tố cần có để trở thành một stylist thành công?

Làm thế nào để thành công trên con đường trở thành một stylist chuyên nghiệp? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều người khi theo đuổi nghề nghiệp này. Dưới đây là các yếu tố cần có giúp cho con đường sự nghiệp của bạn trở nên thuận lợi hơn:

Nâng cao kiến thức

Ngoài tài năng vốn có, giáo dục là công cụ có giá trị nhất mà bạn có thể sử dụng trong sự nghiệp của mình. Nó sẽ cho phép bạn củng cố và hoàn thiện các kỹ năng của mình, luôn đi đầu trong các xu hướng của ngành và phát triển sự nhạy bén trong kinh doanh. Điều này có thể làm tăng giá trị thị trường của bạn và cuối cùng là mang về nhập cao hơn.

Kỹ năng

Để trở thành một nhà tạo mẫu thời trang chuyên nghiệp, bạn cần sở hữu các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn vững vàng. Một số kỹ năng liên quan mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên đó là:

– Tư duy sáng tạo

– Giao tiếp tốt

– Quản lý thời gian

– Chăm chỉ, cẩn thận

– Giải quyết vấn đề

– Làm việc nhóm

Phát triển các mối quan hệ

Là một nhà tạo mẫu thời trang bạn cần phải có nhiều mối quan hệ với các nhà thiết kế và các chuyên gia trong ngành. Điều này giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và cập nhật được các xu hướng thời trang mới và tích lũy thêm nhiều kiến thức, mối quan hệ có lợi cho công việc. 

Cập nhật tin tức mới về thời trang

Khi bạn lựa chọn theo đuổi bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải không ngừng học hỏi và cập nhật thông tin mới nhất. Đặc biệt trong lĩnh vực thời trang với đa dạng phong cách, xu hướng thời trang được thay đổi liên tục nên bạn đừng quên trau dồi và cập nhật tin tức một cách thường xuyên để có thêm nhiều ý tưởng độc đáo.

Trở thành một biểu tượng phong cách

Nếu bạn là một nhà tạo mẫu thì việc thể hiện tài năng của bạn trong phong cách của riêng bạn là điều cần thiết! Mọi người sẽ tìm đến bạn để tìm cảm hứng cho kiểu tóc hoặc kiểu trang điểm, kiểu ăn mặc nổi bật của họ. Nếu bạn thể hiện tài năng bằng vẻ ngoài của chính mình, họ sẽ càng tin tưởng bạn hơn!

Có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

Trở thành một stylist có nghĩa là làm việc với khách hàng trong cả ngày làm việc của bạn. Họ sẽ cảm thấy thoải mái với bạn không chỉ với tư cách là một nhà tạo mẫu mà còn như một người bạn. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng các mối quan hệ lâu dài.

Qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề stylist là gì để có thể tự tin theo đuổi công việc mình yêu thích. Chúc bạn luôn thành công!

Hồng An

Về Tác Giả

CareerLink
Bài Mới Nhất
tasteofthemoon

Share
Published by
tasteofthemoon

Recent Posts

Play down là gì – VietJack.com

Dưới đây là bài viết về chủ đề "play down là gì" theo yêu cầu…

1 ngày ago

Bột nặn Play-Doh có an toàn không? Top 5 …

Dưới đây là bài viết được viết lại theo yêu cầu của bạn: Play dough…

1 ngày ago

Bột nặn Play-Doh có an toàn không? Top 5 …

Dưới đây là bài viết được viết lại theo yêu cầu của bạn: Play-Doh là…

1 ngày ago

chơi bẩn Tiếng Anh là gì – english – DOL Dictionary

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe đến cụm từ "chơi bẩn" hay…

1 ngày ago

Phép dịch “play dead” thành Tiếng Việt

Dưới đây là bài viết được viết lại theo yêu cầu của bạn: Play dead…

1 ngày ago

Hướng dẫn cách dùng động từ Play khi nói về thể thao

Dưới đây là bài viết được viết lại theo yêu cầu của bạn: Play cycling…

1 ngày ago